THI CÔNG SƠN CHỐNG CHÁY

Hiện nay ở các khu vực như công trường, các khu vực nhà máy lớn, nhà xưởng lớn, trường học… vấn đề phòng cháy, chữa cháy có thể nói đã và đang rất đươc quan tâm, ngoài các biện pháp phòng cháy chữa cháy phổ biến như lắp đặt các thiết bị báo cháy thông minh, trang bị đầy đủ các bình cứu hỏa ở mỗi khu vực phòng cháy…. Thì lựa chọn thi công chất liệu sơn chóng cháy đã và đang là một trong những giải pháp vô cùng tối ưu được rất nhiều các doanh nghiệp, nhà thầu lựa chọn. vậy thì làm thế nào để thi công hiệu quả sơn chống cháy?, làm thế nào để sơn chóng cháy phát huy hiệu quả công năng/ tại bài viết này hãy cùng Chí Hào theo dõi những quy trình đúng chuẩn nhất!

Điều kiện bắt buộc, vô cùng quan trọng khi tiến hành việc thi công, sơn phủ sơn chóng cháy

  • Quy trình thi công sơn chống cháy theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011 cần đáp ứng 4 điều kiện sau:
  • Đảm bảo Độ ẩm không khí xung quanh khu vực thi công: không thi công khi độ ẩm đạt yêu cầu từ 80 đến 85%.
  • Khảo sát sự ổn định của Nhiệt độ môi trường: Không thi công khi nhiệt độ môi trường phải bắt buộc nằm trong khoảng dưới 5°C hoặc trên 40 đến 45 độ c.
  • Tiến hành kiểm tra Nhiệt độ bề mặt thép: nhiệt độ bề mặt thép Tối thiểu phải lớn hơn nhiệt độ của phần điểm sương là 3°C đến 5 độ c. Nhiệt độ bề mặt thép nếu quá cao có thể gây hư hỏng màng sơn, do vậy điều kiện thi công cần điều chỉnh khi nhiệt độ trên 45°C, chẳng hạn như việc chuyển đổi thời gian làm việc vào buổi sáng hay chiều tối, che chắn hay chuyển vào trong công xưởng.
  • Các điều kiện khác: hạn chế tác động cùa các thành tố bên ngoài môi trường, Hạn chế sự nhiễm bẩn từ việc thổi cát, từ bụi sơn… Ngừng thi công khi trời có mưa, tuyết, sương mù, gió mạnh hay bão, để tránh việc hư hại hay phá hủy màng sơn và sự tổn thất sơn.

Quy trình sơn chống cháy 5 bước đạt chuẩn Việt Nam

Quy trình sơn chống cháy 5 bước đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8789:2011 gồm:

  1. tiến hành quá trình làm sạch bề mặt kim loại theo chuẩn SA 2.0 trở lên
  2. tiến hành Phun phủ một lớp sơn chống rỉ phù hợp cho công trình
  3. tiến hành quá trình Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy cho công trình
  4. Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc tạo nên sự thẩm mỹ
  5. Tiến hành nghiệm thu công trình theo tiêu chuẩn TCVN 8789:2011

Bước 1: tiến hành quá trình Làm sạch bề mặt khung sắt thép kim loại

Có thể nói Đây là bước vô cùng quan trọng quyết định tính hiệu quả và tính thẩm mỹ mà dòng sơn chống cháy mang lại. Bề mặt kim loại phải vừa sạch vừa khô theo tiêu chuẩn SA 2.0 trở lên. Tiêu chuẩn SA 2.0 là  bề mặt làm sạch bằng phun cát kỹ. Các vết gỉ, cặn bẩn được tẩy sạch để lộ hầu hết bề mặt nền, sau đó được làm sạch lại bằng không khí khô nén, hoặc bàn chải làm sạch. Việc làm sạch bề mặt theo tiêu chuẩn SA giúp cho màng sơn bám dính tốt hơn và hiệu quả chống ăn mòn cao hơn; đồng thời tạo nhám bề mặt đạt tiêu chuẩn nhanh nhất

Lưu ý trong quá trình xây dựng

Không nên sơn trên các mặt sắt hay thép có dậu hiệu rĩ hay còn bôi mỡ trên các thanh sắt thép

Nếu có, hãy dùng các chất như dầu hôi, xăng xe máy hoặc dung môi phù hợp để làm sạch bề mặt trước khi tiến hành thi công.

Bước 2:  tiến hành cho Phun phủ lớp sơn lót chống rỉ phù hợp với bề mặt thi công sơn chống cháy.

Sơn lót là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với bề mặt được sơn. Vai trò của sơn lót vô cùng quan trọng, nó giúp chống gỉ cho thép và tạo độ bám cho lớp sơn chống cháy.

Trong quá trình sơn lót chống gỉ, cần đảm bảo sơn đều bề mặt vật liệu; độ dày khoảng 50 µm – 80 µm trên bề mặt và thời gian khô tối đa là 30 phút. Sau khi sơn xong toàn bộ số lớp sơn chống gỉ cần nghiệm thu đầy đủ các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại TCVN 8789:2011 về độ bám dính, tổng chiều dày các lớp sơn trên mặt thép, sau đó mới chuyển sang sơn lớp sơn phủ.

Bước 3: Hoàn thiện phủ lớp sơn chống cháy

Sau khi lớp sơn lót chống rỉ khô thì tiến hành phun sơn phủ chống cháy lên bề mặt cần thi công. Sơn phủ chống cháy là lớp sơn chính ngăn cách giữa lửa và bề mặt thép cần bảo vệ. Thời gian chống cháy của lớp sơn này phụ thuộc vào độ dày của lớp sơn được phun lên.

Bước 4: Hoàn thiện lớp sơn phủ màu sắc

Sau khi hoàn tất sơn chống cháy, bạn cần sơn thêm một lớp sơn phủ màu sắc để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sơn phủ vừa là lớp sơn ngoài cùng có vai trò như một lớp bảo vệ, lại vừa là để trang trí, tăng sự thẩm mỹ cho công trình.

Bước 5: Nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy theo tiêu chuẩn quốc gia

Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011, có 3 bước nghiệm thu chất lượng thi công sơn chống cháy như sau:

– Kiểm tra thời gian khô của sơn, thời gian sơn giữa các lớp sơn theo nhà sản xuất quy định.

– Kiểm tra độ dày và độ bám dính của các lớp sơn chống gỉ (trước khi sơn lớp sơn phủ) và của toàn bộ các lớp sơn (sau khi kết thúc sơn phủ). (TCVN 2097:1993).

– Kiểm tra độ phủ của sơn trên các góc cạnh, đầu bulông, khe tiếp giáp nhiều lớp thép và các khuyết tật khác để hướng dẫn cho người thi công thực hiện đúng công nghệ do nhà sản xuất quy định.

Đơn vị thi công sơn chống cháy an toàn, chất lượng

Chí Hào là đơn vị thiết kế, thi công đa dạng lĩnh vực, với hơn 15 năm kinh nghiệm, có sự vững chắc trong tư duy làm việc, cùng đội ngũ nhân viên, kĩ sư ưu tú. Tạo nên một đội ngũ chuyên nghiệp mang đến cho khách hàng sản phẩm hoàn hảo nhất.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CHÍ HÀO

  • Địa chỉ: 606/76/4, Quốc lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM
  • Số điện thoại: 028 626 757 76
  • Hotline: 0818 21 22 26
  • Fax: 028 626 757 28